Liên hoan hoặc các Vua Hùng giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội Việt tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng giêng âm lịch thứ ba, trong đó ngày 10 là ngày lễ hội chính.
Sau phở, nem cuốn, món bánh mỳ kẹp thịt Việt Nam đã trở thành một món ăn nổi danh và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. đến mức, từ bánh mỳ Việt Nam đã trở thành một từ mới trong vốn từ điển của người dân Mỹ.
Phở là món ăn đặc trưng trong ẩm thực của người việt nam, đặc biệt là người dân miền bắc. phở xuất hiện ở mọi nơi, từ những gánh hàng rong, những nẻo đường làng quê cho đến các ngõ ngách chốn thị thành, từ những quán ăn vỉa hè, quán bình dân và trong cả các nhà hàng sang trọng.
Nếu chỉ được dùng một từ để nói về ẩm thực việt nam, nhiều người sẽ chọn từ “cân bằng”. về cơ bản, các món ăn việt nam thường có sự cân bằng cả về nguyên liệu lẫn cách thức chế biến: không sử dụng quá nhiều muối hay chất béo, cũng như không lạm dụng các hình thức chiên, xào với nhiều dầu mỡ - vốn được coi là nguồn cơn của rất nhiều căn bệnh.
Thuộc tỉnh Quảng Bình, Phong Nha - Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi…
"Thông báo số 88/TBTL-TA về việc thụ lý vụ án của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng"
Thị thực truyền thống (Eligible applicants)
Thị thực điện tử (Electronic visa - Evisa)
Ngày 28/10, tại Trụ sở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong, Tổng lãnh sự Phạm Bình Đàm đã có buổi làm việc với Ban Điều hành Hội Sinh viên Việt Nam tại Hong Kong và gặp gỡ tân sinh viên 2023.
Tổng lãnh sự Phạm Bình Đàm khẳng định quan hệ đối tác giữa các địa phương của Việt Nam và Hong Kong là một phần quan trọng thúc đẩy mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc lớn mạnh hơn.
Trong những năm gần đây quan hệ Việt Nam-Hồng Công đã phát triển rất mạnh mẽ, thương mại song phương liên tục tăng trưởng trên 10% mỗi năm. Trong năm 2020, con số này đã lên tới hơn 24 tỷ USD. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hồng Công trong các nước ASEAN.
(MOFA) - Ngày 14/01/2020, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi đề nghị cung cấp thông tin về kế hoạch các chuyến bay đưa công dân về nước trong thời gian tới, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: Việc đưa công dân về nước phải phù hợp với tình hình dịch bệnh diễn ra trên thế giới và trong nước cũng như năng lực cách ly trong nước. Do chủng mới của virus Covid-19 xuất hiện và lây lan nhanh ở một số nước trên thế giới, vừa qua ngày 05/01/2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản ban hành yêu cầu hạn chế các chuyến bay đưa người nhập cảnh vào Việt Nam từ nay cho đến Tết Nguyên đán. Trường hợp thực sự cần thiết, từng chuyến bay đón người về phải được các Bộ, ngành liên quan như Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải thống nhất và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Bộ Ngoại giao đang phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đưa những công dân có nhu cầu thực sự khẩn thiết về nước đảm bảo nguyên tắc phòng chống dịch bệnh cũng như năng lực cách ly trong nước.
Ban Chỉ đạo cho rằng hiện chúng ta vẫn còn bệnh nhân nhiễm COVID-19 đang được điều trị; đồng thời, chúng ta cũng tiếp tục đưa công dân Việt Nam về nước, đưa chuyên gia, người lao động kỹ thuật cao nước ngoài vào Việt Nam làm việc, nên vấn đề công bố hết dịch cần hết sức cân nhắc. Ban Chỉ đạo giao Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng làm tổ trưởng tổ công tác phối hợp với các đơn vị liên quan, rà soát, xây dựng các quy định để tổ chức các khu vực riêng biệt, đảm bảo các điều kiện về an toàn dịch tễ, phòng xét nghiệm để phục vụ các nhà ngoại giao, nhà đầu tư, doanh nhân vào làm việc. Đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã đưa hơn 8.000 công dân về nước; thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện công tác bảo hộ công dân trong thời gian tới theo quy định và tình hình thực tiễn.
Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước, Chính phủ là đảm bảo y tế và phòng, chống dịch bệnh, đồng thời cũng đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho công dân tại nước ngoài. Trong bối cảnh đất nước đang triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn nguồn lây nhiễm và đảm bảo an toàn cuộc sống và sức khoẻ của người dân và ổn định phát triển kinh tế xã hội thì Chính phủ vẫn có chủ trương là tiếp nhận các chuyến bay đưa công dân từ bên ngoài về nước vì lý do đặc biệt cần thiết, phù hợp với khả năng tiếp nhận từ trong nước. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao đã cùng với các Bộ, ngành và các cơ quan đại diện thống nhất và sắp xếp các đối tượng ưu tiên hỗ trợ về nước như sau: (1) Học sinh dưới 18 tuổi và những sinh viên mà hiện nay trường và ký túc xá đã đóng cửa, đặc biệt là các em dưới 16 tuổi; (2) Người trên 60 tuổi, đây là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và có sức đề kháng yếu. (3) Người đi chữa bệnh từ nước ngoài hoặc là những người có bệnh lý nền, có tiền sử bệnh lý nền. (4) Cuối cùng đó là nhóm mà những người đi thăm thân, du lịch hoặc đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài nhưng bị kẹt, đi lao động nước ngoài hết hợp đồng vì là do ảnh hưởng của bệnh dịch.
Tôi kêu gọi đồng bào ta ở nước ngoài tiếp tục đồng lòng, chung sức, sát cánh cùng đất nước và nhân dân trong nước trong công tác phòng chống dịch bệnh; nâng cao trách nhiệm, đề cao tinh thần tự bảo vệ mình chính là bảo vệ gia đình và xã hội; nghiêm túc tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch và các quy định của các nước sở tại, nhất là giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 còn nhiều vất vả, khó khăn phía trước, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của tất cả chúng ta, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Với những kết quả tích cực trong công tác phòng chống dịch đến nay, cùng với sự đồng lòng của đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, chúng ta chắc chắn sẽ chiến thắng dịch bệnh.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam trong thời điểm hiện nay, tạm thời không di chuyển và không về Việt Nam, tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch của sở tại. Trong trường hợp bắt buộc phải di chuyển, công dân cần thường xuyên kiểm tra, cập nhật quy định của nước sở tại và các hãng hàng không, đảm bảo có đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu để thực hiện chuyến đi. Trường hợp không có đầy đủ giấy tờ cần thiết hoặc các quốc gia, vùng lãnh thổ và các hãng hàng không bất ngờ thay đổi quy định, công dân sẽ bị “kẹt” tại các sân bay quốc tế nước ngoài.
HỌC TIẾNG VIỆT